Nhà thờ Con Gà hay còn gọi là Nhà thờ Chính toà (tên tiếng Anh là nhà thờ chính toà Thánh Nicôla Bari). Nơi đây được xây dựng từ năm 1931 đến năm 1942 và toạ lạc ngay trung tâm Đà Lạt. Trải qua nhiều thăng trầm, Nhà thờ Chính Toà không chỉ có ý nghĩa về mặt tôn giáo, lịch sử mà còn là biểu tượng gắn liền với “thành phố sương mù”. Chính vì vậy, đây là điểm đến luôn xuất hiện trong mỗi lịch trình của du khách khi đến đây.
Nhà thờ Con Gà có tên gọi khác là nhà thờ chính tòa Đà Lạt (Ảnh: Internet)
Vào năm 1893, bác sĩ Alexandre Yersin lần đầu tiên đặt chân và chinh phục cao nguyên Lâm Viên. Ông đã đề xuất xây dựng một trạm nghỉ dưỡng ở Đà Lạt và được người Pháp đồng ý. Đi cùng Yersin lúc này có ông linh mục Robert thuộc Hội công giáo Paris. Người này đã trở về và kể cho Hội công giáo Paris nghe về việc này. Chính vì vậy, đến năm 1917 một linh mục khác là Nicola Couveur tại Viễn Đông cũng đến Đà Lạt tìm nơi nghỉ dưỡng cho các giáo sĩ và đã cho xây dựng một dưỡng viện giáo đồ nay là một phần của nhà xứ.
Nhà thờ được xây dựng theo trường phái kiến trúc Roma và Công giáo Roma ở Châu Âu
Tiếp nối với hành động của Yersin và Couveur, vào cuối tháng 4/1920, Giám mục Quinton (Giám quản Tổng tại Sài Gòn) ban quyết định thành lập Giáo phận Đà Lạt (ngày nay được gọi là Nhà thờ Con Gà). Sau cùng, Nhà thờ Chính Tòa Đà Lạt đã được chính thức khởi công vào 19/7/1931 do giám mục Colomban Dreyer (khâm sứ Tòa Thánh tại Đông Dương và Thái Lan) đặt viên đá đầu tiên. Công trình này đã được xây dựng trong vòng 11 năm theo trường phái kiến trúc Roma và Công giáo Roma ở Châu Âu.
Nhiều du khách khi đến đây luôn mang trong mình một câu hỏi chung đó là “Vì sao nơi đây lại có tên là Nhà thờ Con Gà?”. Sở dĩ tên gọi này ra đời là do trên ngọn thánh của nhà thờ có một tượng hình con gà. Hình tượng con gà mang trên mình biểu tượng gà trống Gaulois của nước Pháp, tượng trưng cho thánh Phêrô, và sự thức tỉnh, sám hối theo kinh Tân Ước. Chính vì lý do đó mà người dân Đà Lạt đã đặt một cái tên thân thương cho nơi đây là “Nhà thờ Con Gà”.
Trên ngọn thánh của nhà thờ có một tượng hình con gà (Ảnh: Internet)
Với vị trí ằm ngay trục đường lớn Trần Phú nên việc bạn di chuyển đến nhà thờ sẽ vô cùng dễ dàng. Bạn có thể hỏi trực tiếp người dân địa phương nơi đây hoặc đi theo sự chỉ dẫn của Google map để đến đây nhanh chóng. Dưới đây là tóm tắt hướng dẫn đường đi đến Nhà thờ Chính Toà từ trung tâm thành phố Nụ cười Mê Kông dành cho bạn:Xuất phát từ trung tâm thành phố >> vòng xoay vào chợ Đà Lạt>> Lê Đại Hành >> đi thẳng 100m đến ngã 3 >> rẽ trái lên dốc>> đi 200m nữa là đến nhà thờ Chính Toà.
Nhà thờ Chánh Toà thưởng mở cửa để du khách có thể ra vào tự do. Tuy nhiên, đây cũng là địa điểm tâm linh, tín ngưỡng nên Nhà thờ cũng sẽ có khung giờ làm lễ như các nơi khác. Thời gian giờ lễ ở nhà thờ Con Gà Đà Lạt thường tổ chức vào các khung giờ sau:
Nhà thờ Con Gà nổi bật trong không gian lãng mạn của “thành phố sương mù” về đêm (Ảnh: Internet)
Một trong những lý do khiến du khách lựa chọn Nhà thờ Chính Toà để tham quan đó chính là vì lối kiến trúc độc đáo của nơi đây. Kiến trúc của nhà thờ mang đậm ảnh hưởng của các nhà thờ công giáo Roma ở Châu Âu. Nếu để ý, bạn có thể thấy nơi đây được xây dựng theo hình chữ thập (giống thánh giá). Nhà thờ chiều dài 65m, rộng 14m, tháp chuông cao 47m. Từ tháp chuông bạn có thể nhìn thấy mọi nơi của thành phố. Cửa chính của nhà thờ hướng về núi Langbiang.Đặc biệt, nhìn từ xa bạn sẽ thấy trên thánh giá có một hình tượng con gà. Con gà được làm bằng hợp kim nhôm nhẹ, rỗng ở bên trong, dài 66cm và cao 58cm. Con gà này không chỉ đứng yên mà còn quay quanh một trục bạc đạn để chỉ hướng gió.
Nhà thờ là địa điểm được nhiều bạn trẻ đến check-in (Ảnh: Internet)
Thành đường của Nhà thờ Chính Toà được chia làm 3 gian gồm: 1 gian lớn ở chính giữa và 2 gian nhỏ nằm 2 bên. Gian ở giữa là bàn ghế và chính điện. 2 gian còn lại là những dãy bàn phụ cùng với lối đi. Bước vào bên trong thánh đường, bạn sẽ cảm thấy vô cùng choáng ngợp bởi bởi 70 tấm kính màu khác nhau do xưởng Louis Balmet ở Grenoble (Pháp) chế tạo. Chính vì vậy, những hình ảnh được tạo trên tấm kính cũng mang đậm màu sắc Châu Âu cổ kính. Sở dĩ những tấm kính này được trang trí nhiều đến vậy là vì nó giúp nhà thờ trở nên nổi bật, ấn tượng hơn. Ngoài ra, những tấm kính này cũng có tác dụng chiếu sáng giúp nhà thờ lung linh hơn rất nhiều.
Kiến trúc bên trong nhà thờ (Ảnh: Internet)
Không gian nhà thờ vào những buổi lễ (Ảnh: Internet)
Nhà thờ Chính Toà nằm ngay trung tâm thành phố. Nơi đây rất gần với các địa điểm du lịch nổi tiếng ở Đà Lạt. Dưới đây là một vài địa điểm tham quan gần Nhà thờ Chính Toà bạn có thể tham khảo để tối ưu thời gian di chuyển nhé:
Quảng trường Lâm Viên – Biểu tượng của “thành phố ngàn hoa”
Nhà thờ Con Gà mang trên mình vẻ đẹp cổ kính cùng lối kiến trúc độc đáo thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước. Mong rằng với những thông tin trong bài viết trên sẽ cho bạn những kiến thức hữu ích về nơi đây, chuẩn bị sẵn sàng cho chuyến du lịch sắp tới.*Nguồn tham khảo: //vi.wikipedia.org/wiki/
Đăng bởi: Đinh Định